Giảng viên Khoa Dược Trường Cao đẳng Y Hà Nội lên báo Tuổi Trẻ

ThS Lê Quốc Thịnh – Giảng viên Khoa Dược Trường Cao đẳng Y Hà Nội ( Cơ sở đào tạo tại Mỹ Đình, số 40/20 Đường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm , Hà Nội) đã có bài viết trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh số ra ngày hôm nay (13/5/2024). Mời các bạn truy cập theo đường link để đọc toàn văn bài báo:

https://tuoitre.vn/tiem-bo-nao-coi-chung-no-nao-20240512222726198.htm

Nội dung bài báo trên Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh

Không chỉ người già mà có người trẻ cũng được tư vấn tiêm thuốc bổ não để giúp não bộ khỏe mạnh, “phương pháp” tránh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng khả năng ghi nhớ đang được mách nhau dùng, nhưng biện pháp này có nguy cơ nếu dùng không đúng.

Lưu ý những phản ứng bất thường để cấp cứu kịp thời

Chị N.T.T., (56 tuổi, ngụ tại Hà Nội), khoe gần đây nhà chị cả ba người đã được tiêm thuốc bổ não, chị nghe mọi người nói tiêm bổ não rất tốt để phòng ngừa, suy giảm trí nhớ, đau đầu, đột quỵ nên cả hai vợ chồng và con chị đều tiêm.

Thực tế hiện nay việc tiêm thuốc bổ não rất phổ biến không chỉ ở thành thị mà cả nông thôn. Mọi người mách nhau mỗi năm tiêm 2 đợt, mỗi đợt 3 – 5 ống.

Trao đổi về vấn đề này, ThS Lê Quốc Thịnh – giảng viên khoa Dược Trường cao đẳng Y Hà Nội, cho biết hiện có nhiều người thường mua các loại thuốc bổ não Cerebrolysin, Piracetam dạng tiêm để tiêm tại nhà với mục đích giúp não tăng cường hoạt động ghi nhớ, tập trung khi học tập, làm việc, giảm các tình trạng hoa mắt, chóng mặt do một số vấn đề liên quan đến thần kinh gây ra. Đây là loại thuốc tiêm cần phải có chỉ định của thầy thuốc mới được sử dụng. Bản chất của thuốc nhóm này cũng có một số cảnh báo cần lưu ý khi sử dụng để tránh tai biến đáng tiếc.

ThS Thịnh cho rằng não bộ là cơ quan giúp kiểm soát và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Trong não bộ chứa hàng tỉ tế bào thần kinh giúp nhận tín hiệu từ các cơ quan chuyển về não bộ để đưa ra những hiệu lệnh giúp các cơ quan hoạt động tốt. Khi đóng vai trò quan trọng và phải làm việc liên tục như vậy nên não bộ chiếm đến hơn 20% lượng calo mà cơ thể chúng ta tiêu thụ mỗi ngày.

Vì vậy, não bộ luôn cần duy trì một lượng dinh dưỡng cao để có thể giúp chúng ta đạt năng suất khi học tập và làm việc. Việc sử dụng thuốc bổ não là cần thiết khi hệ thần kinh trung ương có những triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của con người.Thuốc Cerebrolysin kể trên là một trong những loại thuốc tiêm được sử dụng nhiều nhất, được sản xuất từ protein não lợn đã được tinh chế, dạng dung dịch của thuốc dùng để tiêm hoặc truyền không có chứa protein, lipid hay những hợp chất có tính kháng nguyên kh ác.Nhưng trong thành phần của ống tiêm cerebrolysin còn có chất ổn định là sodium hydroxide có thể gây sưng đau tại vị trí tiêm. Ngoài ra với bản chất của thuốc C. làm cho bệnh nhân có cảm giác nóng vùng tiêm nếu tiêm quá nhanh.

Một số tác dụng không mong muốn như run, đau đầu, tăng thân nhiệt nhẹ nên chú ý theo dõi nếu có xảy ra và nên báo trước cho bệnh nhân để lưu ý. Tiêm Cerebrolysin. có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường, đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, phát ban, lo âu, suy giảm nhận thức, suy hô hấp và hôn mê, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.

Não bộ - Ảnh minh họa

Não bộ – cơ quan tiêu thụ 20% calo của cơ thể mỗi ngày

Chớ nên tiêm tại nhà

ThS Thịnh cho biết thuốc C. được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, người bệnh nên sử dụng thuốc khi có sự giám sát của nhân viên y tế. Dung dịch Cerebrolysin có thể pha với nước muối sinh lý hoặc glucose 5%, dung dịch ringer lactac, dextran 40, với tốc độ truyền tối thiểu từ 20 – 60 phút.

Để sử dụng thuốc an toàn hãy tiêm hoặc truyền thuốc C. theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Sử dụng thuốc C. đúng liều lượng để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.

Vì vậy không nên tiêm các loại thuốc này tại nhà mà chỉ tiêm khi có chỉ định của thầy thuốc và thực hiện tiêm đúng cách, tại cơ sở y tế có phương tiện cấp cứu chống sốc hoặc phản ứng dị ứng có thể xảy ra.

Ông Thịnh cho biết thêm P. dạng tiêm gần đây hay được truyền tai nhau dùng cũng được sử dụng để làm thuốc bổ não, bảo vệ thần kinh vì có tác dụng phục hồi những tổn thương ở não bộ, giúp não tăng cường sinh lực trong các hoạt động liên quan đến trí óc như học tập, ghi nhớ…Piracetam tác động trên não bộ và hệ thần kinh, có tác dụng bảo vệ chống lại tình trạng thiếu oxy ở các cơ quan này. Ngoài ra nó còn giúp giảm các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, căng thẳng do thần kinh gây ra.

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc là: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng, bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, ngủ gà, mất ngủ. Vì thuốc P. có thể gây buồn ngủ và run rẩy nên người bệnh tránh lái xe và vận hành máy móc khi dùng thuốc. Trên thị trường, các chế phẩm chứa P. rất đa dạng với nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau như dạng viên nén hoặc viên nang hàm lượng 400mg và 800mg, dạng dung dịch uống 40mg/ml, 200mg/ml và dung dịch tiêm 200mg/ml.

Vì vậy nếu cần sử dụng thuốc này hãy ưu tiên sử dụng dạng uống, nếu thật cần thiết hoặc không uống được mới dùng dạng tiêm.Việc sử dụng các loại thuốc bổ não không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ với liều lượng không hợp lý, lạm dụng khi tiêm, uống thuốc có dẫn đến một số tác dụng phụ như: phát ban vì dị ứng với các thành phần của thuốc, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đánh trống ngực, buồn nôn, buồn ngủ, nôn mửa…

Đối với những người có tiền sử mắc một số bệnh lý như bệnh tim, bệnh tiểu đường, rối loạn đường ruột, rối loạn thần kinh và các bệnh lý về da. Cụ thể: Một số loại thuốc sẽ khiến cho nồng độ insulin bất ổn ảnh hưởng đến việc điều trị tiểu đường, tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng chung với những thuốc giúp chống đông máu hay một số thuốc kháng sinh – ThS Thịnh khuyến cáo.

( Báo Tuổi Trẻ online số ra ngày 13/5/2024)

ThS Lê Quốc Thịnh hiện nay cũng đang cộng tác với nhiều cơ quan truyền thông của ngành Y tế như báo SK&ĐS, Báo KH&ĐS, Tạp chí Thuốc & Sức khỏe của Hội Dược học Việt Nam và tạp chí BHXH Việt Nam online với các bài viết hướng dẫn cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, Hiệu quả và Kinh tế. Mục “Thuốc mới” trên WEBSITE của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có rất nhiều bài của ThS Lê Quốc Thịnh. Các bạn có trể truy cập theo đường link sau đây:

https://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/chuyen-muc/thuoc-moi

Chuyên mục ” Thuốc mới ” trên website của Tạp chí BHXH Việt Nam online
ThS Lê Quốc Thịnh  – Giảng viên Khoa Dược cơ sở Đào tạo Mỹ Đình – Trường Cao đẳng Y Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *