Chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp đào tạo những nội dung gì? Cơ hội việc làm cho cử nhân các ngành nghề về Làm đẹp

Chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp được đào tạo ở đâu, với những nội dung gì và mang đến cho cử nhân cơ hội việc làm ra sao là những vấn đề băn khoăn của nhiều phụ huynh và thí sinh trước kỳ tuyển sinh với một ngành học về Làm đẹp mới được triển khai đào tạo chính quy. Nếu bạn cũng đang quan tâm ngành học này và có những mối băn khoăn trên thì bài viết này dành cho bạn.

Khái quát về chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp

Chăm sóc sắc đẹp là một nhóm ngành nghề với những bộ môn mang sứ mệnh tô điểm cho vẻ đẹp con người về da, mi, móng, môi, mắt, tóc. Chăm sóc sắc đẹp còn được gọi với những cái tên không kém phần hoa mỹ như ngành Thẩm mỹ hay ngành Làm đẹp.

Thực tế, hệ thống việc làm về Chăm sóc sắc đẹp có sự phân bậc giữa cơ sở làm đẹp thông thường (ngoài da) và thẩm mỹ có thuốc tê, tác động thẩm thấu qua da. Tuy nhiên, khi triển khai giảng dạy thì Làm đẹp hay Thẩm mỹ đều là thuật ngữ chỉ chung về các ngành đào tạo Chăm sóc sắc đẹp.

Những nét khái quát về chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp
Chăm sóc sắc đẹp còn được gọi với những cái tên không kém phần hoa mỹ như ngành Thẩm mỹ hay ngành Làm đẹp

Ngành Chăm sóc sắc đẹp hiện được triển khai đào tạo chính quy hệ cao đẳng và trung cấp với 06 bộ môn: Chăm sóc da – Spa; Phun thêu thẩm mỹ; Nối mi nghệ thuật; Vẽ móng nghệ thuật; Trang điểm nghệ thuật; Tạo mẫu và chăm sóc tóc.

Một số trường đào tạo chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp tiêu biểu tại Việt Nam có thể điểm tên như:

Hệ cao đẳng:

Hệ trung cấp:

  • Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội
  • Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành
  • Trường Cao đẳng Viễn Đông

Nội dung đào tạo ngành học Chăm sóc sắc đẹp

Tại các trường được cấp phép giảng dạy chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp, chương trình đào tạo đều được sự kiểm duyệt bởi Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế với đầy đủ những nội dung của từng phân ngành:

Các môn học cơ sở: Tổng quan về ngành Chăm sóc sắc đẹp, Hóa sinh, Hóa chất và mỹ phẩm, Mỹ thuật, Kỹ năng giao tiếp, Đạo đức nghề nghiệp và chăm sóc khách hàng.

Nội dung được đào tạo với ngành Chăm sóc sắc đẹp
Sinh viên ngành Chăm sóc sắc đẹp được đào tạo bài bản 06 bộ môn thẩm mỹ

Các môn học chuyên môn:

  • Chăm sóc da – Spa: Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm, Chăm sóc Da, Chăm sóc da nâng cao, Massage dưỡng sinh, Ứng dụng công nghệ Laser trong thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, Thực hành chăm sóc da tại cơ sở thẩm mỹ.
  • Phun thêu thẩm mỹ: Phun thêu thẩm mỹ cơ bản, Phun thêu thẩm mỹ nâng cao, Ứng dụng công nghệ Laser trong thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, Thực hành phun thêu thẩm mỹ tại cơ sở làm đẹp.
  • Nối mi nghệ thuật: Nối mi nghệ thuật, Nối mi nghệ thuật nâng cao, Thực hành nối mi nghệ thuật tại cơ sở thẩm mỹ.
  • Vẽ móng nghệ thuật: Chăm sóc và vẽ móng nghệ thuật, Thực hành vẽ móng nghệ thuật tại cơ sở thẩm mỹ.
  • Trang điểm nghệ thuật: Trang điểm nghệ thuật cơ bản, Trang điểm nghệ thuật nâng cao, Thực hành trang điểm nghệ thuật tại cơ sở thẩm mỹ.
  • Tạo mẫu và chăm sóc tóc: Tạo mẫu và chăm sóc tóc, Thực hành thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp tại Salon.

Cơ hội việc làm cho cử nhân các ngành nghề Làm đẹp

Khác với hình thức đào tạo truyền nghề hay ngắn hạn, cử nhân tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chính quy chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp mang đến giá trị bằng cấp hợp lý để đứng tên chủ kinh doanh cơ sở Làm đẹp, đồng thời được trang bị đầy đủ hệ thống kiến thức, kỹ năng, tư duy, đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng hiện đại.

Cụ thể, với mỗi phân ngành, cử nhân có cơ hội việc làm rộng mở cùng mức lương hấp dẫn tại các Spa, cơ sở làm đẹp từ thành thị tới nông thôn với các hạng mục công việc sau:

Việc làm cho cử nhân ngành Chăm sóc sắc đẹp
Với mỗi phân ngành, cử nhân có cơ hội việc làm rộng mở cùng mức lương hấp dẫn tại các Spa, cơ sở làm đẹp từ thành thị tới nông thôn
  • Phân ngành Chăm sóc Da – Spa: Kỹ thuật viên Spa; Chuyên viên tư vấn khách hàng tại cơ sở thẩm mỹ; Quản lý bộ phận hoặc cơ sở dịch vụ chăm sóc da; Làm chủ Spa của riêng mình.
  • Phân ngành Phun thêu thẩm mỹ: Kỹ thuật viên cơ sở Phun xăm thẩm mỹ; Chuyên viên tư vấn khách hàng; Quản lý bộ phận hoặc cơ sở dịch vụ Phun xăm thẩm mỹ; Làm chủ cơ sở Phun xăm của riêng mình.
  • Phân ngành Nối mi nghệ thuật và Vẽ móng nghệ thuật: Kỹ thuật viên tại cơ sở thẩm mỹ Nail – Mi; Chuyên viên tư vấn khách hàng hay quản lý bộ phận tại một cơ sở dịch vụ làm đẹp; Làm chủ cơ sở dịch vụ thẩm mỹ của riêng mình, làm đẹp tại nhà cho khách hàng.
  • Phân ngành Trang điểm nghệ thuật: Chuyên viên, quản lý hoặc chủ cơ sở Làm đẹp; Chuyên viên trang điểm tại cửa hàng váy cưới, áo dài, hay làm việc độc quyền cho các công ty giải trí.
  • Phân ngành Tạo mẫu và chăm sóc tóc: Kỹ thuật viên, quản lý hay chủ Salon tóc, Chuyên viên tạo mẫu tóc tại ảnh viện lớn hay các công ty giải trí.

Bài viết trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về ngành học, hệ thống đào tạo và cơ hội việc làm của chuyên ngành Thẩm mỹ. Nếu bạn đang và sẽ theo đuổi các ngành nghề về làm đẹp thì hoàn toàn có thể yên tâm với triển vọng phát triển sự nghiệp và cơ hội nhận mức thu nhập cao khi có đủ năng lực chuyên môn. Chúc các bạn trẻ có niềm đam mê sẽ vững tâm học tốt và thành công với sự nghiệp của mình!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *