Sắp xếp thuốc tại quầy để đạt chuẩn GPP

GPP (Good Pharmacy Practices): “Thực hành tốt nhà thuốc” bộ nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc (nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật) để bảo đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn. GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc: Từ khâu sản xuất (Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP), kiểm tra chất lượng (Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc – GLP), tồn trữ bảo quản (Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP), lưu thông phân phối (Thực hành tốt phân phối thuốc – GDP) và phân phối đến tay người bệnh (Thực hành tốt nhà thuốc – GPP).

Để đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho một nhà thuốc thực hành tốt theo tiêu chuẩn GPP, diện tích tối thiểu của nhà thuốc phải đạt ít nhất 10m2 và được thiết kế sao cho đảm bảo đầy đủ không gian bố trí và cách sắp xếp thuốc, tuân thủ đúng quy định (khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm, v.v…). Ngoài ra, trang thiết bị cũng như phương tiện cần thiết để bảo quản thuốc phải được đảm bảo đầy đủ và hiệu quả.

Đối với các loại thuốc bán lẻ không kèm bao bì, các dược sĩ cần ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ và hướng dẫn cụ thể để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng.

Người phụ trách chuyên môn của nhà thuốc có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược. Người phụ trách chuyên môn của quầy thuốc tối thiểu có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược, phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành. Vậy Dược sĩ có bằng Cao đẳng Dược được phép mở quầy thuốc và hành nghề theo quy định.

Cơ sở bán lẻ thuốc là nhà thuốc, nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc, pha chế thuốc phải có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp dược trở lên và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao.

Nhà thuốc đạt chuẩn GPP là tiêu chuẩn và niềm tin để hành nghề kinh doanh dược phẩm có hiệu quả cao

Những loại thuốc có số lượng và thương hiệu vô cùng đa dạng, do đó cần phân loại chúng thành các nhóm mặt hàng riêng biệt như: dược phẩm dùng để điều trị bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thiết bị y tế,… Để tránh sai sót trong quá trình sắp xếp và lấy thuốc cho khách hàng, nhà thuốc cần có danh mục các nhóm thuốc được trưng bày rõ ràng, dễ nhận biết.

Nếu nhà thuốc không sử dụng công nghệ để quản lý, nhân viên cần nhận biết các loại mặt hàng và sắp xếp thuốc trong kho cũng như ngoài quầy một cách hợp lý, dễ dàng tìm kiếm, kiểm tra thuốc.

Một số cách nhận biết thuốc như sau:

  • Hộp thuốc sẽ có ghi số đăng ký bằng chữ – số được cấp – năm cấp và Nơi sản xuất:
  • Thông thường, thuốc sx được chia thành 2 nhóm là: Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, Dược sĩ cần sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn để đảm bảo không gây nhầm lẫn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

Thuốc không kê đơn được phân loại dựa theo Thông tư 23 về quy định Danh mục thuốc không kê đơn (gồm 250 hoạt chất).

  • Thuốc kê đơn phân thành 30 nhóm dựa vào công văn 1517/BYT-KCB Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
  • Thuốc không kê đơn được phân loại dựa trên Thông tư 23 về quy định Danh mục thuốc không kê đơn với hơn 250 hoạt chất. Các thuốc kê đơn được phân thành 30 nhóm dựa vào công văn 1517/BYT-KCB Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

Nhận biết thực phẩm chức năng:

Số đăng ký ghi trên hộp là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC): Số được cấp/ năm cấp/ YT-CNTC và có dòng chữ: Thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sắp xếp thuốc trên quầy, kệ thuốc phải theo quy định để đạt chuẩn GPP thì mới kinh doanh bán thuốc tốt

Để đảm bảo chất lượng thuốc và tránh làm biến đổi thành phần của các loại thuốc, mọi nhà thuốc đều cần tuân thủ tiêu chuẩn về nhiệt độ trong nhà thuốc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những loại thuốc có tính chất nhạy cảm, chẳng hạn như vắc xin, thuốc đông máu hoặc những sản phẩm dễ phân hủy, dễ bay hơi.

  • Các loại thuốc kháng sinh hay thuốc hạ sốt,…thì yêu cầu bảo quản chỉ cần ở điều kiện thường.
  • Các loại Vắc xin, viên đạn hạ sốt hay những sản phẩm có mùi, dễ bay hơi, dễ phân hủy thì cần phải có khu vực bảo quản và nhiệt độ bảo quản đặc biệt.
  • Tổ chức và sắp xếp nhà thuốc sao cho khoa học và hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quả, chất lượng công việc của nhân viên, đồng thời đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người sử dụng thuốc.

ThS Lê Quốc Thịnh – Giảng viên Khoa Dược HMC Mỹ Đình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *