Ngành dược là gì? Những dự báo ngành dược và cơ hội học tập , việc làm trong năm 2020 mới cập nhật.
“Cầm vàng còn sợ vàng rơi, lấy vợ Dược sĩ cả đời yên tâm” là câu nói vui được nhiều chàng trai truyền miệng từ xưa đến nay, đến thời điểm hiện nay và có lẽ cả tương lai nó vẫn đúng, bởi ngành Dược luôn nằm trong Top ngành nghề có nhiều tiềm năng phát triển, vừa mang lại danh vọng vừa được nhiều người kính trọng. Đó cũng là lý do mà nhiều bậc phụ huynh muốn định hướng con em mình theo đuổi ngành đó, và bạn cũng là một trong số đó nhưng định nghĩa
1. Ngành dược học là gì? – Cùng những câu hỏi xoay quanh
1.1. Khái niệm
Ngành dược học hay còn được gọi tắt là ngành dược là một trong những ngành học đòi hỏi thí sinh phải là những người có trình độ học vấn cao, là lĩnh vực liên quan đến khoa học ứng dụng, dựa vào hai lĩnh vực chủ đạo để nghiên cứu. Đó là là quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa cơ thể con người với thuốc; cùng với cách vận dụng thuốc trong điều trị cho người bệnh, trong đó các bạn sinh viên sẽ được nghiên cứu bằng cách sử dụng những chất lấy từ tự nhiên hoặc tổng hợp, kết hợp chúng lại để có thể tạo ra được hợp chất có thể phòng ngừa chống lại mọi bệnh tật có thể để bảo vệ cơ thể con người.
Các bạn có thể hiểu đơn giản hơn, ngành Dược học là ngành học được phát triển của nhiều ngành khoa học khác nhau, gồm cả sinh học lẫn hóa học và có liên quan đến việc nghiên cứu, bào chế, sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng để có thể giúp cơ thể con người có thể chống lại được những tác nhân xấu gây bệnh và nâng cao được sức khỏe cho con người.
Ngành dược học là gì?
Như vậy các bạn cũng có thể thấy rằng đây là ngành có sự đóng góp trực tiếp đến sứ mệnh duy trì, chăm sóc và cải thiện sức khỏe của cộng đồng. Từ đó mà ngành nghề này luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và được nhận sự trọng vọng của xã hội.
1.2. Sinh viên ngành Dược học được trang bị những kiến thức gì?
Tiếp nối câu chuyện “ngành Dược học là gì?” thì các bạn đã biết những sinh viên theo học ngành Dược được trang bị khối kiến thức nào chưa?
Thực ra, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức từ khoa học cơ bản và dược học cơ sở đến những kỹ năng chuyên môn, một cách đầy đủ để các bạn có thể biết được các cơ chế chuyển hóa thuốc trong cơ thể con người, công thức phối hợp thuốc để tránh được những phản ứng bất lợi mà lại tạo hiệu quả chữa bệnh tối ưu, nhận định được những tương tác qua lại giữa nhiều loại thuốc với nhiều đặc tính khác nhau,… Cụ thể như:
Các môn đại cương:
– Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh;
– Chủ nghĩa Mác – Lê Nin;
– Đường lối cách mạng VN;
– Toán xác suất – thống kê;
– Kỹ năng giao tiếp;
– Một số môn chính trị, kinh tế; kinh tế doanh nghiệp;
– Sinh học đại cương, hóa hữu cơ, …
Các môn cơ sở ngành:
– Môn giải phẫu;
– Môn ký sinh trùng, vi sinh;
– Sinh lý; sinh lý miễn dịch;
– Mô hóa sinh, sinh học di truyền;
– Bệnh học.
Các bộ môn chuyên ngành:
– Bào chế và sinh dược học;
– Nghiên cứu và phát triển thuốc mới;
– Tiếp cận với ứng dụng công nghệ nano trong bào chế thuốc; sinh học phân tử, tin sinh học, dược động học;
– Hóa phân tích, pháp chế dược, thực vật, dược lâm sàn, kiểm nghiệm;
– Marketing và thị trường dược phẩm;
– Dược cổ truyền; hóa dược, dược liệu, dược xã hội học;
– Bảo quản thuốc;
– Thông tin và cảnh giác dược, quản lý kinh tế dược;
– Đảm bảo chất lượng thuốc, mỹ phẩm;…
Trên đây là những môn chuyên ngành tiêu biểu nếu bạn theo học ngành dược sẽ được tiếp cận, ngoài ra vẫn còn nhiều môn học khác nữa. Và có một điều chắc chắn rằng sau khi các bạn tốt nghiệp ngành Dược, thì sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức để có thể đảm bảo được cách chăm sóc dược lâm sàng, các chế độ dinh dưỡng trong điều trị, và điều trị một số bệnh lý có diễn biến đơn giản nếu bạn là sinh viên ưu tú.
Với định hướng đào tạo của ngành Dược sĩ học của các trường đều được lựa chọn một trong hai chuyên ngành phổ biến nhất hiện nay, miễn là nó phù hợp với bạn. Đó là:
– Dược lâm sàng liên quan đến nghiên cứu, sản xuất, bào chế thuốc và Quản lý, cung ứng thuốc;
– Sản xuất và phát triển thuốc tại các nhà máy sản xuất thuốc, công ty dược.
1.3. Nên học ngành Dược học ở đâu? – Đâu là lựa chọn của bạn?
Có lẽ đây cũng là câu hỏi thường gặp đối với những bạn chưa nắm rõ về ngành Dược học, do vậy tôi sẽ tổng hợp lại danh sách các trường học có đào tạo ngành này để các bạn tham khảo để có thể lựa chọn được nơi phù hợp với điều kiện cũng như khả năng của mình.
Nên học ngành Dược học ở đâu? – Đâu là lựa chọn của bạn?
Danh sách trường đại học: Đại Học Y Dược thuộc Đại học Huế, Đại học Y Dược thuộc Đại học Thái Nguyên, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Thành Tây, Đại học Y Dược TPHCM, Đại Học Y Dược Cần Thơ… Tuy nhiên vào ngành dược hệ Đại học thí sinh cần phải đạt 8.0 trở lên, điều này không phải dễ dàng với nhiều thí sinh.
Ngoài ra, có một số trường cao đẳng có thể lựa chọn để theo học ngành Dược trong đó phải kể đến là hệ Cao đẳng Dược của Trường Cao đẳng Y Hà Nội, Cao đẳng Y Dược Hà Nội….
1.4. Ngành Dược học xét tuyển bằng phương thức nào?
Hiện nay, để cải tiến cho phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh khác nhau nên xuất hiện thêm nhiều hình thức xét tuyển khác nhau, ví dụ như:
Hình thức 1: Áp dụng xét tuyển dựa theo kết quả của thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia;
Hình thức 2: Áp dụng xét tuyển dựa theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12;
Hình thức 3: Áp dụng xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ 3 năm THPT;
Hình thức 4: Áp dụng xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia.
Xem thêm: Tuyển sinh Cao đẳng Y Hà Nội
Tổ hợp môn được áp dụng để làm cơ sở xét tuyển ngành Dược học là: A00, D01, B00, C02. Cụ thể là: Toán, lý, hóa (A00); Toán, văn, anh văn (D01); Toán, hoá, sinh (B00); Toán, văn, hóa (C02).
Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều trường Đại học Y Dược xét tuyển thí sinh Ngành Dược dựa vào một số môn thi khối A hoặc B. Còn đối với một số trường cao đẳng, trung cấp thì lại áp dụng quy chế xét tuyển đầu giống như ví dụ ở trên.
2. Dự báo triển vọng của ngành Dược năm 2020 và trong tương lai!
Không phải tự nhiên mà mọi người lại nhận định rằng ngành Dược luôn là ngành HOT, có nhiều tiềm năng ở hiện tại và cả tương lai. Bởi nó sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, nhất là với thời đại ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Các thành tựu khoa học kỹ thuật đã tạo nhiều động lực để khai thác nhiều điều kỳ diệu của ngành Dược. Và đó cũng chính là một trong những thách thức không hề mà lại nhiều hứa hẹn đối với những bạn sinh viên đang và sẽ theo học ngành Dược học.
Tuy nhiên “nói có sách, mách chứng” nên sau đây sẽ là một vài số liệu thống kế về ngành Chăm sóc sức khoẻ nói chung và Dược nói riêng tại Việt Nam để đánh giá cũng như đưa ra được những tiềm năng phát triển lĩnh vực Dược sĩ ở nước ta, của chính phủ nước Úc.
– Đến năm 2020, dự báo tỉ lệ chi tiêu của cộng đồng dành cho chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tại Việt Nam sẽ được giao động tăng theo chiều hướng tích cực, đó là từ 13 tỷ đô la Mỹ lên đến 24 tỷ đô la Mỹ, tức là tương đương với 13,4%;
– Thị trường ngành Dược tại Việt Nam đến 2019, thay đổi chóng mặt, cụ thể là tăng từ 3.8 tỷ đô la Mỹ đến 7.3 tỷ đô la Mỹ, tức là tương đương với 14.1%;
– Đến năm 2020, dự báo tỷ lệ nhập khẩu thiết bị y tế phục vụ cho người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng đến 90%;
– Dựa theo tình hình thực tế, dự báo đến năm bệnh viện công Việt Nam sẽ tăng 114 bệnh viên (tức là từ 1090 bệnh viện lên 1204 bệnh viện), bệnh viện tư nhân sẽ tăng 25 bệnh viên (tức là từ 175 bệnh viện lên 200 bệnh viện);
– Đến năm 2020, dân số tại Việt Nam được dự báo tỷ lệ tăng trưởng đến là 1,05%, tương đương tăng từ 91 triệu lên 97 triệu dân.
Dựa vào những số liệu được thống kê thông qua tình hình thực tế hiện nay như trên thì các bạn cũng đã thấy được rằng nhu cầu tuyển dụng ngành Dược học sẽ có tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt trong giai đoạn năm 2020 và trong tương lai có lẽ nó còn bùng nổ hơn nữa, một phần là vì nhu cầu khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe của cộng đồng ngày càng cao. Như vậy, bạn đã hiểu hơn về tiềm năng cũng như bản chất của ngành Dược học là gì? Thì việc đưa ra lựa chọn cũng đã trở nên dễ dàng hơn rồi đúng không?
3. Cơ hội việc làm ngành Dược học các bạn nên biết
Sinh viên ngành Dược sau khi tốt nghiệp, đều đã được nhà trường trang bị cho khối kiến thức khổng lồ liên quan đến y học, vừa được củng có kỹ năng để có thể đảm nhận tốt vai trò cũng như trách nhiệm của việc làm ngành Dược. Rõ ràng, các bạn đã có thể tư vấn bệnh nhân sử dụng thuộc như nào, mọi thông tin về thuốc đều có thể nắm được, thậm chí bạn cũng có thể tự nghiên cứu, bào chế, sản xuất, kiểm nghiệm, quản lý và cung ứng thuốc đến các cơ sở y tế khi đã được cấp phép.
Dựa theo số liệu đã được thống kê bởi Cục Quản lý Dược, thì tỉ lệ Dược sĩ của nước ta đang chỉ đạt được 1,19/10.000 dân, chưa đảm bảo được nhu cầu thực tế của công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mà như số dự báo ở trên thì các bạn cũng đã tự đánh giá được sự thiếu hụt nhân lực ngành Dược đang ở mốc đáng báo động, tức là tại các bệnh viện, trung tâm y tế hay tổ chức cung cấp dịch vụ dược phẩm đang có nhu cầu tuyển dụng ngành Dược đang vô cùng lớn. Đó cũng là lý do vì sao các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài đang đầu tư vào thị trường Dược, đang thường xuyên cập nhật tin tức tuyển dụng trên nhiều trang tuyển dụng việc làm với nhiều vị trí khác nhau. Nhằm đẩy mạnh công tác phát triển, mở rộng thị trường ngành Dược tại Việt Nam – mảnh đất nhiều tiềm năng. Các bạn truy cập vào các trang tuyển dụng việc làm để tham khảo chi tiết những thông tin về việc làm ngành Dược nhé!
Như vậy, không chỉ sở hữu nhiều triển vọng trên thị trường lao động, thì ngành này còn nắm giữ nhiều cơ hội được làm việc với nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước tiên, sau khi ra trường các bạn sinh viên có thể làm việc tại: Quầy thuốc tư nhân, nhà thuốc, các phòng khám, viện nghiên cứu thuốc, các cơ sở y tế cộng đồng cấp xã, huyện hoặc Bệnh viện… Tức là tân sinh viên ngành Dược sẽ được làm việc với nhiều vai trò khác nhau ở những nơi làm việc khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh, thì Dược sĩ sẽ có trách nhiệm cũng như vai trò tư vấn những loại thuốc đó và đưa những ý kiến hoặc đề xuất về việc Bác sĩ nên chọn cách sử dụng thuốc nhằm đảm bảo hiệu quả nhất mang lại cho bệnh nhân. Còn khi bạn làm việc tại quầy thuốc tư nhân hay nhà thuốc thì bạn sẽ là người trực tiếp “nhặt” thuốc theo đơn của người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mở cửa hàng kinh doanh thuốc dành riêng cho mình nếu có đủ điều kiện.
Làm việc tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ chịu trách nhiệm nghiên cứu, bào chế, và theo dõi quy trình sản xuất vừa tránh sai sot vừa để đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, số lượng,…
Làm việc tại các trường y dược: Giảng viên,…
Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Chuyên viên kiểm định chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả hoặc thuốc kém chất lượng.
Chỉ với đôi lời được chia sẻ ở trên có lẽ các bạn đã tìm ra được ẩn số của “Ngành Dược học là gì?” rồi đúng không?