Những thuận lợi và khó khăn khi làm nghề điều dưỡng

Từ trước đến nay nghề điều dưỡng (điều dưỡng viên) chủ yếu là nữ giới và được đào tạo chủ yếu ơ ở trình độ Cao đẳng Điều dưỡng và số ít được đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ. Họ có thẻ đóng nhiều “vai” trong quy trình chăm sóc sức khỏe của người bệnh tại các cơ sở y tế.

Bởi vậy nghề điều dưỡng được coi là nghề vất vả, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại hỗ trợ thì điều dưỡng viên ngày nay cũng đỡ được phần nào sự vất vả đó.

Sinh viên học Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Hà Nội ý thức rõ những thuận lợi và khó khăn khi làm nghề Điều dưỡng viên vì một công việc ổn định, một tương lai tốt nghiệp vì trách nhiệm công việc được xã hội giao phó.

những thuận lợi khi làm nghề điều dưỡng
Theo nghề Điều dưỡng luôn đảm bảo về việc làm và thu nhập ổn định

Thuận lợi khi làm nghề điều dưỡng

Đến với nghề điều dưỡng, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội thuận lợi để học hỏi, rèn luyện kỹ năng và phát triển tương lai của mình:

Đảm bảo về việc làm: Với sức hút của ngành y nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng ở nước ta những năm gần đây, sinh viên ra trường không phải lo lắng về cơ hội việc làm của mình khi mà đội ngũ nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao tại các cơ sở y tế còn thiếu trầm trọng.

Mức lương cao: Theo thống kê của Jobstreet Việt Nam năm 2016, ở vị trí nhân viên mới tốt nghiệp và nhân viên có từ 1-3 năm kinh nghiệm, ngành điều dưỡng đứng thứ 5 về mức thu nhập. Mức lương của các sinh viên điều dưỡng mới ra trường đạt 6-7 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể lương làm thêm ca.

Công việc và môi trường làm việc đa dạng: Sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, bạn có thể làm việc tại các bệnh viên, cơ sở y tế theo đúng nghiệp vụ hoặc tham gia vào hoạt động y tế cộng đồng tại đại phương.

Cơ hội học lên cao: Ngành điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay phân thành nhiều cấp bậc, trình độ. Sau khi học xong, sinh viên có thể học chuyên sâu về điều dưỡng để trở thành điều dưỡng trưởng hoặc thạc sĩ điều dưỡng.

Cơ hội làm việc và định cư ở nước ngoài: Ngành điều dưỡng ở Việt Nam còn khá mới mẻ, tuy nhiên ở nước ngoài nghề điều dưỡng viên rất thu hút và luôn trong tình trạng thiếu nhân lực. Chỉ cần bạn đáp ứng điều tiêu chí về điều dưỡng viên của các quốc gia đó, bạn hoàn toàn có thể làm việc và định cư tại nước ngoài.

những thuận lợi và khó khăn khi làm nghề diều dưỡng
Nghề Điều dưỡng áp lục công việc là không thể tránh khỏi

Khó khăn khi làm nghề điều dưỡng

Nhưng song song với đó cũng là những khó khăn bắt buộc phải vượt qua:

Công việc vất vả và bận rộn: Công việc của điều dưỡng viên bận rộn cả ngày, họ không chỉ thực hiện chức năng của một điều dưỡng mà còn chủ động thực hiện các nghiệp vụ khác giúp quá trình điều trị, phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Áp lực công việc lớn: Làm một công việc có liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người khác nên áp lực căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi với điều dưỡng viên là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là ở Việt Nam khi tình trạng quá tải, điều kiện cơ sở vật chất ở một số bệnh viện đơn vị y tế chưa được đảm bảo thì áp lực đối với điều dưỡng viên càng lớn.

Rủi ro trong nghề nghiệp: Khi thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân, đặc biệt ở điều dưỡng viên truyền nhiễm, điều dưỡng cộng đồng có nguy cơ phơi nhiễm cao. Đây chính là những rủi ro mà người làm nghề điều dưỡng đã, đang và sẽ phải đối mặt.

Hi vọng bạn đã hiểu biết tổng quát về công việc ngành điều dưỡng làm gì và cơ hội phát triển cũng như những khó khăn của một điều dưỡng viên.

Đăng ký học Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Hà Nội mang tới cơ hội nghề nghiệp tốt đẹp cho bạn

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *