Test lẩy da đánh giá dị ứng thuốc

Test lẩy da đánh giá dị ứng thuốc

1. Test lẩy da được thực hiện như thế nào ?

  • Nhỏ một giọt dung dịch thuốc hoặc dị nguyên với nồng độ phù hợp lên mặt da, thường ở mặt trước trong cẳng tay hoặc có thể ở vùng da ở lưng.
  • Nhỏ một giọt dung dịch chứng âm cách đó 3 – 4 cm.
  • Nhỏ dung dịch histamin làm chứng dương.
  • Dùng kim lẩy châm qua các giọt dị nguyên, chứng âm và chứng dương (mỗi giọt dùng kim riêng). Sau 15- 20 phút đọc và đánh giá kết quả.
  • Dương tính khi đường kính sẩn ≥ 3 mm so với chứng âm.
  • Trước khi làm test cần chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ cấp cứu sốc phản vệ.
  • Thực hiện test lẩy da thử phản ứng thuốc

2. Không nên thử test lẩy da khi nào?

  • Đang bị bệnh lý dị ứng cấp tính (mày đay, chàm nặng, phù Quincke, ban đỏ,…).
  • Người bệnh tâm thần ở thời kỳ kịch phát.
  • Hen không kiểm soát
  • Bệnh nhân đang bị tổn thương ở vùng da dự định thực hiện test
  • Các bệnh lý cấp tính khác như nhồi máu cơ tim, suy hô hấp,…
  • Đang sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc corticoid,…
    Hình ảnh test lẩy da trên Bệnh nhân

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính chính xác của test lẩy da

  • Chất lượng của dị nguyên như thời hạn, kỹ thuật bào chế và cách bảo quản
  • Vị trí thực hiện test (mặt trước trong cẳng tay, đùi hay lưng…)
  • Kỹ thuật thực hiện ví dụ như không gây chảy máu, lẩy một lần hay nhiều lần….
  • Tuổi của bệnh nhân được làm test (người cao tuổi đáp ứng bị giảm, trẻ dưới 2 tuổi)
  • Một số thuốc làm ảnh hưởng đến độ chính xác của test lẩy da  gồm các thuốc kháng histamin, corticoid toàn thân, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Do đó, các thuốc kháng histamin nên dừng 3-5 ngày trước khi thử test, ngưng corticoid toàn thân 3-7 ngày trước khi làm test và phải ngưng các thuốc chống trầm cảm ba vòng từ 5 đến 10 ngày
    Yếu tố nào ảnh hưởng đến test lẩy da?

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả test lẩy da?

Test lẩy da được thực hiện cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ dị ứng thuốc (kháng sinh, gây tê, gây mê, giảm đau chống viêm và các thuốc khác) hoặc cho những bệnh nhân cần tìm nguyên nhân gây dị ứng trên da và đường thở (viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn).

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *