Theo khuyến nghị mới nhất từ các chuyên gia y tế, dưới đây là 9 loại thuốc điều trị COVID-19, 6 thiết bị y tế nên dự trữ trong nhà giữa bối cảnh dịch bệnh phức tạp, F0 điều trị tại nhà có thể tăng cao.
9 loại thuốc điều trị COVID-19 nên có trong nhà
Các loại thuốc điều trị sẽ được phát khi F0 điều trị tại nhà. Tuy nhiên, kể trong trường hợp bạn chưa phải là F0 thì cũng nên dự trữ một lượng thuốc nhất định. Mục đích thứ nhất là để bảo vệ bản thân từ sớm, đặc biệt là các loại thuốc bổ sung dưỡng chất, điện giải, trị cảm và ho nhẹ. Mục đích thứ hai là để dùng trong lúc chưa được cấp phát thuốc kịp thời.
Theo đó, các chuyên gia y tế khuyến nghị người dân nên dự trữ 9 loại thuốc sau:
– Các loại thuốc hạ sốt như: Efferalgan, Panadol…
– Nhóm các thuốc chữa ho, đặc biệt là ho đờm;
– Nhóm thuốc trị tiêu chảy
– Nước súc miệng, dung dịch sát khuẩn vùng họng
– Cồn sát trùng;
– Thuốc chữa bệnh nền nếu trong nhà có người mắc bệnh nền như huyết áp, tiểu đường,… Nên chuẩn bị đủ liều cho 4 tuần.
– Các loại thuốc/dung dịch xịt mũi;
– Vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho;
– Nước uống thông thường, nước bù điện giải, có thể là nước dừa.
Trường hợp dùng thuốc, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ định lượng chỉ định cho từng độ tuổi, đối tượng người dùng.
6 loại thiết bị y tế nên chuẩn bị để hỗ trợ điều trị
Bên cạnh thuốc điều trị COVID-19, các loại thiết bị hỗ trợ trong quá trình theo dõi bệnh cũng rất quan trọng. Mỗi gia đình có thể tùy điều kiện mà trang bị 6 loại thiết bị sau theo khuyến nghị từ bác sĩ:
– Nhiệt kế đo nhiệt độ
– Máy đo SpO2
– Thiết bị test nhanh COVID
– Khẩu trang;
– Găng tay y tế
– Các máy theo dõi bệnh nền cho đối tượng đặc biệt
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh – Cảnh báo từ chuyên gia
Đồng thời, chuyên gia Bộ Y Tế cũng đưa ra lời khuyên về nhóm các thuốc không nên dự phòng, không nên tự điều trị gồm:
– Thuốc kháng sinh
– Thuốc kháng viêm
– Thuốc kháng virus
Tất cả những thuốc này đều là thuốc kê đơn, người bệnh không nên từ y dùng, nhất là khi đang mắc COVID-19. Đặc biệt là thuộc kháng virus, loại thuốc này nếu dùng sai cách có thể gây hại đến sức khỏe, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, khi trở thành F1, F0 hoặc sống trong vùng dịch, mỗi người cần chuẩn bị thêm:
– Lương thực đủ cho thời gian cách ly khoảng 7-21 ngày (nếu ở 1 mình).
– Dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn.
– Giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái.
– Chỗ ở cách ly đảm bảo quy định.
– Số điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực, phòng cấp cứu và các tài liệu, hướng dẫn cập nhật nhất về phòng chống dịch.
Trước diễn biến phức tạp của các biến chủng và tình hình dịch bệnh nói chung, việc tự trang bị cho gia đình những loại thuốc, thiết bị y tế cần thiết là điều nên thực hiện. Tuy nhiên, hãy tuân theo hướng dẫn từ Bộ Y Tế cũng như bác sĩ, chuyên gia đáng tin cậy. Thường xuyên theo dõi các trang tin chính thống của Chính phủ, Nhà nước, các bộ, ban, ngành hoặc trang thông tin của các trường đại học, cao đẳng y dược chính quy để sớm cập nhật tin tức nhanh chóng nhất.